Nước là một phần tất yếu của cuộc sống. Hầu như mọi hoạt động của con người từ sinh hoạt đến sản xuất, kinh doanh đều ít nhiều dùng đến nước. Và không ít lần bạn gặp phải vấn đề nguồn nước sinh hoạt có mùi lạ. Vậy nếu gặp tình huống như vậy thì cần xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây của SuaChuaDienNuoc.net sẽ phần nào giúp bạn giải quyết được vấn đề thường gặp này.
I. Nước có mùi lạ giống mùi nước thải
1.
Nguyên nhân
Nếu nguồn nước nhà bạn
có mùi trứng ung, mùi lưu hình thì chứng tỏ nước đã bị nhiễm vi khuẩn. Vì thế bạn sẽ dễ dàng ngửi thấy mùi hôi khó
chịu xuất hiện trong nước sinh hoạt nhà mình.
Nếu nguồn nước nhà bạn
có mùi này bạn cần mang nguồn nước đi xét nghiệm tại các trung tâm cơ sở xử lý nước sạch để có thể can thiệp và đưa ra
biện pháp xử lý kịp thời.
Một nguyên nhân cũng
khiến nước của bạn có mùi như nước thải có thể là nhiệt độ của nguồn nước trong
máy nặng lượng mặt trời có nhiệt độ thấp. Mùi có thể do từ vi khuẩn tự sinh ra ở
nhiệt độ thấp hơn khi không sử dụng bình nước nóng. Vi khuẩn có thể không gây hại
cho bạn, Nhưng nếu sử dụng nước có mùi thì thật không thoải mái tí nào đâu.
Một lý do nữa khác có
thể là do hydrogen sulfide xâm nhập vào nguồn nước. Khí này thực sự có thể gây
hại đến cơ thể dẫn đến buồn nôn, đau đầu, mê sảng và co giật.
2.
Cách khắc phục
Đầu tiên, lấy một cốc
nước từ vòi mà bạn cho rằng nước có mùi. Mang cốc nước đó qua một phòng khác và
sử dụng bình thường. Nếu nước như bình thường, thì mùi đó là do vi khuẩn tích tụ
trong cống của bạn.
Để khử mùi hôi phát ra
từ cống, hãy đổ ¼ cốc muối nở xuống cống, sau đó đổ ¼ cốc giấm trắng. Nó sẽ nổi
bọt, nhưng hãy để điều này tiếp tục trong 10 phút. Trong khi đợi, bạn bắc một nồi
nước lên bếp rồi đổ xuống cống. Điều này sẽ khử trùng đường ống của bạn và loại
bỏ mùi hôi.
Nếu nước vẫn còn mùi,
hãy thử tăng nhiệt độ trong máy nước nóng trong 24 giờ.
+ Thường xuyên cho nước
nóng chảy qua các vòi nước trong khoảng thời gian này để xả sạch các đường ống
dẫn nước trong nhà.
Nếu mùi vẫn còn, bạn cần
liên hệ với phòng thí nghiệm để kiểm tra. Họ có thể kiểm tra nước để tìm các chất
gây ô nhiễm.
II. Nước sinh hoạt có mùi hôi bể phốt
1.
Nguyên nhân:
+ Vô tình bể phốt nhà bạn
bị bể và thấm xuống mạch nước ngầm mà bạn không hề hay biết.
+ Người dân sử dụng nước trong tình trạng vẩn đục, có mùi
hôi thối. Nhiều người chỉ nghĩ là bể chứa trên tầng bị cặn bã nên đã có biện
pháp vệ sinh. Tuy nhiên, sau đó lại ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc thì mới kiểm
tra và phát hiện tình trạng trên.
+ Người dân vô tình sử
dụng nguồn nước đó mà không hay biết, chính vì thế, những căn bệnh về da và đường
tiêu hóa cứ xảy ra khiến mọi người không hiểu nguyên nhân do đâu. Có nhiều người
dân để đảm bảo an toàn cho gia đình đã đầu tư sắm thiết bị lọc nước hỗ trợ để
khắc phục tình trạng trên.
+ Tuy nhiên có nhiều
người dân vì vẫn tin tưởng vào chất lượng nguồn nước mà vẫn dùng trực tiếp tại
vòi. Do đó, mọi người mong muốn sẽ có biện pháp hỗ trợ của nhà nước để hạn chế
tình trạng ô nhiễm đang diễn ra.
2.
Cách khắc phục:
sử dụng máy lọc nước để
ăn uống cho đam bảo, đồng thời không sử dụng nguồn nước giếng đó nữa kiến nghị
nhà nước để bắt nước máy sử dụng.
III. Mùi tanh
1.
Nguyên nhân
+ Do nước giếng khoan
chứa nhiều kim loại nặng như sắt, mangan, tình trang nguồn nước khi bơm lên để
qua đêm ngả vàng và nổi váng đó chính là nguồn nước bị nhiễm sắt nặng.Nguồn Nước
nhiễm sắt phèn, có màu vàng đục, nổi váng, có mùi tanh.
+ Các hợp chất này thực
sự ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Nên cần xử lý triệt để để đảm bảo sức
khỏe của mình nhé.
Một trường hợp tương đối
nguy hiểm là mùi tanh xuất phát từ các loại tảo có hại trong nước. Khi mùi tanh
xuất phát từ tảo thì chúng ta không nên sử dụng để ăn uống.
2.
Cách khắc phục
+ Cách khắc phục đơn giản
nhất là bơm lên để lắng kết hợp với các thiết bị trôn khí tạo kết tủa sắt nhanh
nhất sau đó gạn lấy nước trong sử dụng.
+ Ngoài ra chúng ta có
thể sử dụng bộ lọc than hoạt tính để khử mùi tanh trong nước.
IV. Mùi trứng thối
1.
Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến là
do vi khuẩn kỵ khí tồn tại ở nước sinh ra khí hay còn gọi là khí h2s gây ra.
Tình trạng này xảy ra khi nước khai thác từ các mạch ngầm. Chúng dễ nhiễm hợp
chất hữu cơ có trong lòng đất, dưới tác dụng của vi khuẩn sẽ sinh ra khí H2S
hay còn gọi là hidro sunfua. Mặt khác, H2S có thể kết hợp với các kim loại có
trong nước tạo thành kết tủa màu đen, làm đen nước.
+ Khí h2s xuất hiện ở
các tầng nước giếng khác nhau, và khí có thể lưu trú trong hệ thống đường ống gia đình. Hydrogen
sulfide cũng có thể tự bộc lộ theo những cách khác. Bình đun nước nóng có thanh
magie dùng để kiểm soát ăn mòn có thể khử sunfat thành Hydro sunfua về mặt hóa
học.
+ Khí h2s
cũng có thể xâm nhập vào các nguồn nước mặt qua các suối. Nó phổ biến nhất
trong các phiến đá sa thạch. Khí h2s thường có có liên quan đến nguồn nước ngầm
có độ pH thấp và nước ngầm có hàm lượng sắt, mangan cao. Khí h2s( Hydrogen
sulfide) thường có mùi hăng ở nồng độ thấp và khi nồng độ trên 0,03 ppm thì
chúng ta mới ngửi thấy mùi.
+ VI khuẩn tạo khí h2s
thường không độc, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chúng ta. tuy nhiên nó
thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn sắt ảnh hưởng đến hê thống ống của
chúng ta. Mức độ cao của hydrogen sulfide từ vi khuẩn lưu huỳnh có thể khiến bạn
bị ốm nặng và gây ra buồn nôn và co giật.
2.
Cách khắc phục
+ Nếu bạn đang sử dụng
nước giếng, các chất có trong nước ngầm
tự nhiên có thể hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn trong giếng. Hãy cho clo
vào sốc clo trong giếng và bơm nước ra
ngoài cho đến khi mùi clo biến mất.
+ Bạn có thể sử dụng
các thiết bị trộn khí dàn mưa để cho nước
ngầm khi bơm lên bay khí nhanh nhất, hoặc sử dụng bộ lọc than hoạt tính.
+ Nếu mà mùi hôi từ vòi
nước nóng, rất có thể đó là do hệ thống máy nước nóng của bạn. Nếu đúng như vậy,
bạn hãy liên hệ với thợ bên máy nước nống năng lượng để sửa.
+ Bạn cũng có thể sử dụng
dung dịch tẩy Clo để tẩy rửa bình nóng lạnh. Tăng nhiệt độ trong dàn hệ thống
máy nước nóng cũng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn. Cả hai giải pháp này đều có thể
phức tạp, vì vậy hãy luôn thận trọng khi tiến hành. Chúng tôi thực sự khuyên bạn
nên tham khảo ý kiến của nhà sản xuất và nhờ chuyên gia giúp bạn.
V. Mùi mốc
1.
Nguyên nhân
+ Do các chất rắn bị
phân hủy hoàn toàn có trong nước chưa được loại bỏ. Hoặc nếu sử dụng nước có lẫn
nhiều tạp chất hữu cơ như rong rêu, bạn cũng có thể ngửi được mùi này.
+ Đối với những người sử
dụng nguồn cấp nước thành phố hoặc giếng, mùi ẩm mốc thường là do cặn lắng trôi
vào hệ thống ống nước. Mặc dù nước không có mùi mốc hoàn toàn, nhưng chắc chắn
vẫn bị dính mùi mốc nhẹ.
Nếu nước của bạn có mùi
mốc, nó có thể là do Mùi hoặc mùi đất, mốc có thể do sự phát triển của vi khuẩn
và nấm tự nhiên, vô hại trong hệ thống đường ống sinh hoạt không được sử dụng
thường xuyên hoặc gần các đường ống chứa nước nóng. Kim loại phân hủy từ đường ống
có thể ảnh hưởng đến mùi. Nói chung, mùi hôi là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra
nếu nước của bạn bị mốc. Nhưng nếu nó kéo dài và trở nên mạnh hơn, một vấn đề lớn
hơn có thể nằm ở tay bạn.
2.
Cách khắc phục
+ Nước có mùi mốc cũng
không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nếu bạn không thể chịu được mùi ẩm mốc bốc
ra từ vòi bếp của mình, Bạn nên lắp 1 máy lọc nước ro để sử dụng ăn uống. nguồn nước sinh hoạt bạn nên lắp trụ lọc than
hoạt tính cao cấp để loại bỏ mùi khó chịu này.
VI. Mùi clo
1.
Nguyên nhân
Đây là tình trạng phổ
biến, thường gặp ở nguồn nước máy tại
các thành phố khu đô thị. Clo được cho vào nước để ngăn chặn sự phát triển của
vi khuẩn nhưng nếu các nhà máy lạm dụng chất này sẽ để lại một lượng clo dư rất
lớn.
2.
Cách khắc phục
+ Môt phương pháp đơn
giản không tốn kém gì là bơm vào bể mở thoáng nắm sau 1 ngày mùi clo sẽ hết,
phương pháp này được nhiều người sử dụng.
+ Nều mình không có bể
chứa để mùi clo bay hơi thì các bạn hãy chon bộ lọc dạng cột vừa nhỏ gọn lại hiệu
quả
+ Một phương pháp nữa
là dùng máy lọc nước để khử mùi clo
VII. Mùi Khai
1.Nguyên
nhân
Nguyên nhân chính do nước
bạn bị nhiễm amoni, nước nhiễm amoni ở nồng độ cao từ 20mg/l có thể ngửi thấy
mùi khai. Do đó, khi ngửi thấy mùi này, nước đã bị ô nhiễm khá nặng. Ngoài cách
phát hiện qua mùi, nếu luộc thịt kỹ mà vẫn có màu hồng như không chín thì cũng
có thể nước đã bị nhiễm amoni.
2.
Cách khắc phục
+ Dùng phương pháp làm
thoáng
Muốn khử NH4+ ra khỏi
nước bằng phương pháp làm thoáng, phải đưa pH của nước nguồn lên 10.5 – 11.0 để
biến 99% NH4+ thành khí NH3 hòa tan trong nước.
- Nâng pH của nước cấp
từ giếng: Để nâng pH của nước thô lên 10.5 – 11.0 thường dùng vôi hoặc xút. Sau
bể lọc pha axit vào nước để đưa pH từ 10.5 – 11.0 xuống còn 7.5
- Tháp oxy hóa cao tải
làm thoáng khử khí amoniac NH3 thường được thiết kế để khử khí amoniac có hàm
lượng đầu vào 20 – 40 mg/l, đầu ra khỏi giàn hàm lượng còn lại 1 – 2mg/l, như vậy
hiệu quả khử khí của tháp phải đạt 90 – 95%. Hiệu quả khử khí NH3 của tháp làm
thoáng khi pH ≥11 phụ thuộc nhiều nhiệt độ của nước. Khi nhiệt độ nước tăng, tốc
độ và số lượng ion NH4 chuyển hóa thành NH3 tăng nhanh.
+ Phương pháp trao đổi
ion
Để khử NH4+ ra khỏi nước
có thể áp dụng phương pháp lọc qua bể lọc cationit. Qua bể lọc cationit, lớp lọc
sẽ giữ lại ion NH4+ hòa tan trong nước trên bề mặt hạt và cho vào nước ion Na+.
Để khử NH4+ phải giữ pH của nước nguồn lớn hơn 4 và nhỏ hơn 8. Vì khi pH ≤ 4, hạt
lọc cationit sẽ giữ lại cả ion H+ làm giảm hiệu quả khử NH4+ . Khi pH > 8 một
phần ion NH4+ chuyển thành NH3 dạng khí hòa tan không có tác dụng với hạt
cationit.
Nguồn:
SuaChuaDienNuoc.net